Skip to main content

10 loại thực phẩm tốt nhất để tăng oxit nitric( Nitric Oxide )

 oxit nitric

Oxit nitric là một phân tử đóng vai trò trọng yếu trong cơ thể, có tác dụng làm giãn các mạch máu để thúc đẩy lưu thông máu, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau, bao gồm giảm huyết áp, cải thiện hiệu suất tập thể dục, ngăn ngừa bệnh tim, và tăng cường các chức năng não bộ. Sự thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày là một trong những cách hiệu quả nhất và tốt nhất để làm tăng nồng độ tự nhiên của loại phân tử quan trọng này.

1. Củ cải đường bổ sung oxit nitric

Trong củ cải đường có chứa một lượng lớn nitrat, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ được chuyển đổi thành oxit nitric. Một cuộc nghiên cứu trên 38 người trưởng thành đã cho thấy, chỉ sau khoảng 45 phút kể từ khi tiêu thụ nước ép củ cải đường, nồng độ oxit nitric trong cơ thể đã tăng lên 21%.

Kết quả của một cuộc nghiên cứu khác cũng cho thấy, khi uống 3,4 ounce (100ml) nước ép củ cải đường có thể làm tăng đáng kể lượng oxit nitric ở cả nam giới và nữ giới.

Nhờ có hàm lượng nitrat phong phú, củ cải đường đã mang lại một số lợi ích sức khỏe nhất định, bao gồm tăng cường hiệu suất hoạt động thể chất, cải thiện chức năng nhận thức và giảm tình trạng cao huyết áp.

Củ cải đường
Củ cải đường đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe

2. Ăn tỏi bổ sung oxit nitric

Tỏi là một trong những nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp bổ sung oxit nitric cho cơ thể bằng cách kích hoạt nitric oxide synthase- enzyme hỗ trợ quá trình chuyển đổi oxit nitric từ axit amin L-arginine.

Trong một nghiên cứu trên động vật cho thấy, sử dụng chiết xuất từ tỏi lâu năm có thể làm tăng tạm thời nồng độ oxit nitric trong máu lên tới 40% trong vòng một giờ sau khi tiêu thụ. Việc sử dụng tỏi không chỉ làm tăng mức oxit nitric trong cơ thể mà còn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như giảm huyết áp và cải thiện khả năng chịu đựng khi tập thể dục.

3. Thịt bổ sung oxit nitric

Các loại thịt gia cầm và hải sản đều là những nguồn thực phẩm tuyệt vời cung cấp coenzyme Q10 (CoQ10)- một hợp chất có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn oxit nitric trong cơ thể.

Trên thực tế, người ta ước tính rằng chế độ ăn trung bình sẽ chứa từ 3-6 mg CoQ10, trong đó các loại thịt nói chung và thịt gia cầm sẽ cung cấp khoảng 64% tổng số lượng hấp thụ vào.

Nồng độ CoQ10 thường được tìm thấy nhiều nhất ở nội tạng động vật, cá béo, các loại thịt như thịt bò, thịt gà và thịt lợn. Bên cạnh đó, việc cung cấp đầy đủ lượng CoQ10 trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn không chỉ giúp bảo tồn oxit nitric mà còn giúp cải thiện hiệu suất thể thao, ngăn ngừa chứng đau nửa đầu và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Hải sản
Trong hải sản có chứa hợp chất giúp bảo tồn oxit nitric trong cơ thể.

4. Sô-cô-la đen bổ sung oxit nitric

Sô-cô-la đen rất giàu flavanol- một hợp chất tự nhiên mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe. Các nhà khoa học đã tiết lộ rằng, flavanol có trong ca cao có thể giúp ổn định tối ưu mức oxit nitric trong cơ thể, từ đó tăng cường sức khỏe hệ tim mạch và bảo vệ các tế bào khỏi những tổn thương oxy hóa.

Trong một cuộc nghiên cứu kéo dài 15 ngày với 16 người tham gia đã cho thấy kết quả bất ngờ, cụ thể khi tiêu thụ 30 gram sô-cô-la đen mỗi ngày đã làm gia tăng một lượng đáng kể oxit nitric trong máu. Hơn nữa, những người tham gia cũng nhận thấy mức huyết áp tâm thu và tâm trương của họ đã giảm xuống mức bình thường.

Ngoài ra, việc sử dụng sô-cô-la đen thường xuyên sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu, tăng cường chức năng não và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

5. Các loại rau lá xanh

Các loại rau lá xanh như rau bina, rau xà lách arugula, cải bắp, và cải xoăn có chứa nhiều nitrat, khi tiêu thụ sẽ được chuyển đổi thành oxit nitric trong cơ thể.

Theo đánh giá từ các nhà khoa học cho biết, việc bổ sung thường xuyên các loại thực phẩm giàu nitrat như rau lá xanh có thể giúp duy trì đủ lượng oxit nitric trong máu và các mô của cơ thể. Ngoài ra, một chế độ ăn giàu nitrat, bao gồm rau bina sẽ làm tăng nồng độ nitrat trong các tuyến nước bọt lên gấp 8 lần, đồng thời làm giảm đáng kể mức huyết áp tâm thu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề về nhận thức.

bắp cải
Bắp cải vừa chứa nhiều chất xơ vừa giàu nitrat

6. Các loại trái cây có múi

Trái cây họ cam quýt như cam, chanh, và bưởi đều là những nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời- một loại vitamin có khả năng tan trong nước, đóng vai trò quan trung tâm đối với sức khỏe tổng thể của con người.

Vitamin C có thể làm tăng nồng độ oxit nitric trong máu bằng cách tăng sinh khả dụng (bioavailability) và tối đa hóa sự hấp thụ của nó trong cơ thể. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy, loại vitamin này có thể làm tăng lượng nitric oxide synthase- enzyme vô cùng cần thiết cho việc sản xuất oxit nitric.

Việc tiêu thụ thường xuyên các loại trái cây họ cam quýt sẽ giúp làm giảm huyết áp, cải thiện chức năng não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

7. Lựu bổ sung oxit nitric

Trong quả lựu có chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi những tác nhân gây tổn thương và bảo tồn lượng oxit nitric trong máu. Thực tế cho thấy, nước ép lựu có hiệu quả tích cực trong việc bảo tồn mức oxit nitric khỏi những thiệt hại oxy hóa, đồng thời làm tăng hiệu suất hoạt động của chúng.

Các nghiên cứu trên cả người và động vật đã phát hiện ra rằng các chất chống oxy hóa từ quả lựu có thể cải thiện lưu lượng máu, điều này đặc biệt có lợi đối với những bệnh nhân đang điều trị cho các tình trạng cao huyết áp và chứng rối loạn cương dương.

Nước ép lựu có khả năng ngăn chặn tiến triển bệnh ung thư phổi
Lựu bổ sung oxit nitric, có lợi cho bệnh nhân bị rối loạn cương dương

8. Các loại hạt

Hầu hết các loại hạt đều chứa nhiều arginine, một loại axit amin có liên quan đến việc sản xuất oxit nitric của cơ thể. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy, việc bổ sung arginine thông qua các loại hạt vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp tăng nồng độ oxit nitric trong máu chỉ sau 2 tuần.

Nhờ có hàm lượng arginine và thành phần dinh dưỡng phong phú, việc thường xuyên ăn các loại hạt sẽ góp phần làm giảm huyết áp, tăng sức chịu đựng của cơ thể và cải thiện nhận thức.

9. Dưa hấu

Dưa hấu được coi là một trong những nguồn cung cấp tốt nhất citrulline, một loại axit amin được chuyển đổi thành arginine, và cuối cùng là oxit nitric trong cơ thể. Trong một cuộc nghiên cứu nhỏ đã cho thấy việc bổ sung citrulline đã thúc đẩy quá trình tổng hợp oxit nitric chỉ sau vài giờ, tuy nhiên nó thường mất nhiều thời gian hơn để thấy được những tác dụng tích cực của chúng đối với sức khỏe. Ngoài ra, khi uống khoảng 10 ounce (300ml) nước ép dưa hấu trong vòng 2 tuần sẽ cải thiện đáng kể độ khả dụng sinh học của oxit nitric.

Dưa hấu
Những lợi ích bất ngờ từ dưa hấu

Nhìn chung, việc ăn dưa hấu thường xuyên không chỉ giúp tăng nồng độ oxit nitric mà còn giúp tăng hiệu suất tập thể dục, tăng lưu lượng máu và làm giảm tình trạng cao huyết áp.

10. Rượu vang đỏ

Rượu vang đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa và mang lại nhiều lợi ích nhất định cho sức khỏe con người.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng việc uống rượu vang đỏ có thể làm tăng nồng độ oxit nitric trong máu và mức nitric oxide synthase- một loại enzyme có vai trò thiết yếu giúp thúc đẩy quá trình sản xuất oxit nitric. Đây cũng là lý do vì sao khi tiêu thụ rượu vang đỏ ở mức độ vừa phải có thể làm giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe hệ tim mạch.

.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Comments

Popular posts from this blog

A.G.E pill giải pháp nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ!

Sisel The AGE Pill  là tên viết tắt của Anti-Glycation Extreme – một bước tiến và là một đột phá mới nhất của dòng sản phẩm dinh dưỡng Age Reversal.  Sản phẩm Sisel A.G.E pill  giúp tái tạo và phục hồi lại các tế bào gốc , giúp sửa chữa DNA bị phá hủy. Và đặc biệt là Sisel A.G.E pill còn có tác dụng bảo vệ các phi hành gia khi ở trên Sao Hỏa khỏi tác động của các tia độc hại từ Mặt trời. Điều này đã được đài ABC của Mỹ đưa tin vào ngày 24/3/2017. A.G.E pill lúc đầu được sản xuất với mục đích bảo vệ sức khỏe của phi hành gia khi bay vào vũ trụ theo đặt hàng của cơ quan hàng không vũ trụ NASA. Sau khi áp dụng thành công với các phi hành gia NASA, SISEL đã quyết định sản xuất đại trà để phục vụ người dân Mỹ và các Quốc gia trên thế giới. Công dụng của sản phẩm Sisel The A.G.E Pill – Hỗ trợ tế bào gốc hoạt động sản sinh tế bào mới như lúc còn tuổi 20. – Kích hoạt các tế bào gốc hoạt động tốt trở lại. – Kích thích và thúc đẩy một lượng tế bào mới được sản sinh mới.

Chỉ số mỡ máu Triglyceride và biến chứng nguy hiểm cần lưu ý

  Chỉ số mỡ máu   Triglyceride  là một trong số những chỉ số xét nghiệm của xét nghiệm bộ mỡ máu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ chỉ số Triglyceride là gì và vai trò của chỉ số máu Triglyceride trong cơ thể và xét nghiệm chỉ số này có ý nghĩa như thế nào trong việc chẩn đoán bệnh. Bài viết dưới đây 1 phần sẽ giúp giải đáp chi tiết về chỉ số máu Triglycerides và cách phòng ngừa để chỉ số Triglyceride không tăng cao trong máu. 1. Chỉ số Triglyceride là gì? Triglyceride là một dạng chất béo mà cơ thể chúng ta vẫn tiêu thụ mỗi ngày. Triglyceride cũng là một trong những thành phần chủ yếu của mỡ động vật, thực vật. Sau khi cơ thể tiêu hóa Triglyceride sẽ được tiêu thụ dưới dạng năng lượng tế bào khi di chuyển trong mạch máu. Triglycerides chứa 3 axit béo. Sau khi được đưa vào cơ thể, Triglyceride sẽ được đưa đến phần ruột non sau đó phân tách ra và kết hợp với Cholesterol để tạo thành năng lượng. Năng lượng này sẽ được tích trữ chủ yếu ở các tế bào gan và tế bào mỡ. Nếu cơ thể tích t

GIẢM CHOLESTEROL ĐỂ PHÒNG TRÁNH XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC, BẰNG CÁCH NÀO?

  Cholesterol máu tăng cao và kéo dài sẽ xâm nhập vào tế bào gây rối loạn chức phận tế bào các cơ quan: bệnh u vàng, xơ gan, nặng nhất là xơ vữa động mạch... Vậy làm cách nào để giảm cholesterol mà không cần dùng thuốc? PGS.TS Trần Đáng, nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết  cholesterol  là một chất béo steroid, mềm, màu vàng nhạt, có ở màng tế bào của tất cả các mô trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương của mọi động vật. Cholesterol được sản xuất hằng ngày trong gan (nguồn gốc nội sinh), mỗi ngày từ 1,5 - 2g. Các vị trí khác có tỉ lệ tổng hợp cao gồm ruột, tuyến thượng thận và cơ quan sinh sản. Cholesterol hiện diện với nồng độ cao ở các mô tổng hợp nó hoặc có mật độ màng dày đặc như gan, tủy sống, não và mảng xơ vữa động mạch... Với một người nặng khoảng 68kg, tổng lượng cholesterol trung bình trong cơ thể khoảng 35g. Nguồn gốc cholesterol ngoại sinh là từ việc ăn uống các chất mỡ động vật. Trong một ngày lượng nội sinh trung bình khoảng 1.000mg