Skip to main content

Posts

GIẢM CHOLESTEROL ĐỂ PHÒNG TRÁNH XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC, BẰNG CÁCH NÀO?

  Cholesterol máu tăng cao và kéo dài sẽ xâm nhập vào tế bào gây rối loạn chức phận tế bào các cơ quan: bệnh u vàng, xơ gan, nặng nhất là xơ vữa động mạch... Vậy làm cách nào để giảm cholesterol mà không cần dùng thuốc? PGS.TS Trần Đáng, nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết  cholesterol  là một chất béo steroid, mềm, màu vàng nhạt, có ở màng tế bào của tất cả các mô trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương của mọi động vật. Cholesterol được sản xuất hằng ngày trong gan (nguồn gốc nội sinh), mỗi ngày từ 1,5 - 2g. Các vị trí khác có tỉ lệ tổng hợp cao gồm ruột, tuyến thượng thận và cơ quan sinh sản. Cholesterol hiện diện với nồng độ cao ở các mô tổng hợp nó hoặc có mật độ màng dày đặc như gan, tủy sống, não và mảng xơ vữa động mạch... Với một người nặng khoảng 68kg, tổng lượng cholesterol trung bình trong cơ thể khoảng 35g. Nguồn gốc cholesterol ngoại sinh là từ việc ăn uống các chất mỡ động vật. Trong một ngày lượng nội sinh trung bình khoảng 1.000mg
Recent posts

10 loại thực phẩm tốt nhất để tăng oxit nitric( Nitric Oxide )

  Oxit nitric là một phân tử đóng vai trò trọng yếu trong cơ thể, có tác dụng làm giãn các mạch máu để thúc đẩy lưu thông máu, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau, bao gồm giảm huyết áp, cải thiện hiệu suất tập thể dục, ngăn ngừa bệnh tim, và tăng cường các chức năng não bộ. Sự thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày là một trong những cách hiệu quả nhất và tốt nhất để làm tăng nồng độ tự nhiên của loại phân tử quan trọng này. 1. Củ cải đường bổ sung oxit nitric Trong củ cải đường có chứa một lượng lớn nitrat, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ được chuyển đổi thành oxit nitric. Một cuộc nghiên cứu trên 38 người trưởng thành đã cho thấy, chỉ sau khoảng 45 phút kể từ khi tiêu thụ nước ép củ cải đường, nồng độ oxit nitric trong cơ thể đã tăng lên 21%. Kết quả của một cuộc nghiên cứu khác cũng cho thấy, khi uống 3,4 ounce (100ml) nước ép củ cải đường có thể làm tăng đáng kể lượng oxit nitric ở cả nam giới và nữ giới. Nhờ có hàm lượng nitrat phong phú, củ cải đường đã mang lại một số lợi

Chỉ số mỡ máu Triglyceride và biến chứng nguy hiểm cần lưu ý

  Chỉ số mỡ máu   Triglyceride  là một trong số những chỉ số xét nghiệm của xét nghiệm bộ mỡ máu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ chỉ số Triglyceride là gì và vai trò của chỉ số máu Triglyceride trong cơ thể và xét nghiệm chỉ số này có ý nghĩa như thế nào trong việc chẩn đoán bệnh. Bài viết dưới đây 1 phần sẽ giúp giải đáp chi tiết về chỉ số máu Triglycerides và cách phòng ngừa để chỉ số Triglyceride không tăng cao trong máu. 1. Chỉ số Triglyceride là gì? Triglyceride là một dạng chất béo mà cơ thể chúng ta vẫn tiêu thụ mỗi ngày. Triglyceride cũng là một trong những thành phần chủ yếu của mỡ động vật, thực vật. Sau khi cơ thể tiêu hóa Triglyceride sẽ được tiêu thụ dưới dạng năng lượng tế bào khi di chuyển trong mạch máu. Triglycerides chứa 3 axit béo. Sau khi được đưa vào cơ thể, Triglyceride sẽ được đưa đến phần ruột non sau đó phân tách ra và kết hợp với Cholesterol để tạo thành năng lượng. Năng lượng này sẽ được tích trữ chủ yếu ở các tế bào gan và tế bào mỡ. Nếu cơ thể tích t

CHUYỂN HOÁ CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG CƠ THỂ

  Mục tiêu 1. Trình bày được các dạng, nhu cầu, vai trò và điều hoà chuyển hoá của carbohydrat, lipid và protein. 2. Trình bày được các dạng năng lượng trong cơ thể, các nguyên nhân tiêu hao năng lượng và điều hoà chuyển hoá năng lượng. Nội dung Cơ thể tồn tại và phát triển được là nhờ có quá trình thay cũ đổi mới xảy ra liên tục. Bản chất của quá trình này chính là quá trình chuyển hoá. Nhờ quá trình chuyển hoá mà cơ thể luôn được cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho cấu trúc tế bào và năng lượng để tế bào hoạt động. 1. Chuyển hoá chất Chuyển hoá chất là những quá trình hoá học xảy ra trong cơ thể nhằm duy trì sự sống và phát triển của cơ thể. Chuyển hoá chất trong cơ thể bao gồm chuyển hoá carbohydrat, chuyển hoá lipid, chuyển hoá protein, chuyển hoá nước, các chất khoáng và vitamin. Trong bài này, chúng ta chỉ đề cập tới chuyển hoá carbohydrat, lipid và protein đồng thời tập trung giới thiệu về các dạng, vai trò, nhu cầu và điều hoà chuyển hoá chứ không đề cập đến các phản ứng hoá